Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ
Bài đăng

Thiết kế bao bì làm sao cho nổi bật thương hiệu của sản phẩm

Thiết kế bao bì sản phẩm trước hết cần phải biết các thông tin liên quan đến sản phẩm như tính năng, công dụng, đặc điểm để từ đó xác định được kích thước bao bì phù hợp, tránh sự mất cân đối...
Thiết kế bao bì sản phẩm trước hết cần phải biết các thông tin liên quan đến sản phẩm như tính năng, công dụng, đặc điểm để từ đó xác định được kích thước bao bì phù hợp, tránh sự mất cân đối.



Bên cạnh đó, cần am hiểu về thương hiệu, từ tên, logo, phông chữ nhận diện thương hiệu bởi trên thực tế, có nhiều nhà thiết kế chỉ chú trọng đến việc thiết kế bao bì sao cho đẹp mắt mà quên mất việc quan trọng là phải thiết kế làm sao cho nổi bật thương hiệu của sản phẩm.

Nhà thiết kế bao bì cũng cần xác định tập khách hàng chủ yếu của sản phẩm với các đặc điểm về độ tuổi, thói quen tiêu dùng của tập khách hàng này. Từ đó người thiết kế biết được cách thiết kế bao bì sản phẩm sao cho bắt mắt người mua hàng.

Tóm lại, cần phải tìm hiểu thật kĩ mọi mặt về sản phẩm bởi chính bước này quyết định sự thành công của việc thiết kế bao bì sản phẩm.

1. Có bao nhiêu lớp bao bì?

Một sản phẩm có thể cần 1 đến 3 lớp bao bì: lớp ngoài, lớp trong và lớp sản phẩm.

Lớp ngoài là lớp bao bì giúp bảo vệ sản phẩm, tách biệt sản phẩm với các tác nhân bên ngoài. Một số sản phẩm còn có lớp bao bì ngoài bao gồm cả cái hộp dùng để vận chuyển hoặc túi đựng nhằm tạo thẩm mỹ cho sản phẩm.

Lớp trong là lớp bao bì giữ an toàn cho sản phẩm.

Còn lớp sản phẩm được hiểu là lớp bao bì gần nhất với sản phẩm như vỏ chai với nhãn mác dán trên vỏ, vỏ giấy bọc thanh kẹo hay là chiếc hộp đựng đồ chơi…

Người thiết kế cần thấu hiểu về các lớp bao bì bởi thiết kế bao bì cũng là một cách để kể câu chuyện về thương hiệu một cách gần gũi nhất.

2. Chất liệu cho bao bì

Chất liệu của bao bì cần phù hợp với đặc điểm của sản phẩm đồng thời cần phải truyền tải được phong cách thương hiệu. Người thiết kế cần bàn bạc với nhà sản xuất về chất liệu sẽ sử dụng như: hộp, túi, chai, thùng, bình, lọ, túi giấy, hộp gỗ… sao cho tạo được sự khác biệt với đối thủ, thể hiện được thương hiệu, hấp dẫn khách hàng mục tiêu và tiết kiện chi phí sản xuất…

3. Lựa chọn nhà in bao bì

Trước khi bắt tay vào thiết kế bao bì, người thiết kế đã phải tính đến khâu in bao bì sản phẩm. Lựa chọn một nhà sản xuất rất quan trọng bởi cần phải cam kết về giá cả cũng như chất lượng in ấn.

Xây dựng khuôn, mẫu in phù hợp về kiểu dáng, kích cỡ để sản xuất hàng loạt sao cho dễ ứng dụng trên thực tế. Bên cạnh đó phải đảm bảo không có sự thay đổi về màu sắc hay màu sắc không chính xác thông qua việc kiểm tra hệ thống in có đủ mực in màu như mong muốn hay không.

4. Thông tin trên bao bì

Bạn muốn khách hàng nhìn thấy điểu gì nhất thì hãy in lên bao bì sản phẩm. Có thể có rất nhiều điều ấn tượng về sản phẩm như những bức ảnh tuyệt vời về sản phẩm, những feedback tích cực, slogan thương hiệu hay là cách sử dụng sản phẩm… nhưng hãy làm nổi bật lên thông điệp chủ đạo, đánh thẳng vào động cơ mua hàng của lớp khách hàng mục tiêu.

5. Đánh giá lại thiết kế

Thiết kế bao bì cũng phải được làm mới theo thời gian tùy vào phản ứng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Vì thế cần thu thập các đánh giá của khách hàng sau khi đã đưa sản phẩm ra thị trường. Cũng cần đặt câu hỏi: bao bì sản phẩm này khi nhìn ở cửa hàng sẽ như thế nào? để đảm bảo rằng khi đặt cạnh sản phẩm của doanh nghiệp đối thủ, thiết kế bao bì của bạn vẫn tạo được sự khác biệt, không gây nhầm lẫn sang các sản phẩm bên cạnh.

6. Trải nghiệm của khách hàng cũ qua “bản nháp”

Trước khi đưa mẫu thiết kế ra sản xuất hàng loạt thì cần phải chắc chắn rằng sẽ không có sai sót nào buộc phải thiết kế lại. Muốn vậy, hãy gửi hình ảnh thiết kế cho các khách hàng cũ để thu thập ý kiến và đánh giá của họ. Bước này sẽ giúp người thiết kế nhìn thấy được liệu thiết kế của mình đã thực sự ấn tượng với khách hàng hay chưa?

7. Định dạng file thiết kế bao bì

6 bước trên đã quyết định việc lựa chọn thiết kế bao bì cuối cùng để đưa ra sản xuất. Nhưng trước khi đưa nó đến nhà in, hãy kiểm tra lại định dạng file chuẩn với một số lưu ý như định dạng file vector với các đuôi file: .ai .pdf hoặc .eps.

Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Với một công ty, doanh nghiệp thì tài sản quý giá nhất đó chính là thương hiệu, được thể hiện qua bộ nhận diện thương hiệu. Có nhiều yếu tố có thể thay đổi theo thời gian, nhưng tên thương hiệu và màu sắc thương hiệu thường sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn. Vậy ý nghĩa màu sắc trong thiết kế thương hiệu có những ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu của bạn?

Giữa muôn màu sắc đa dạng thì trong thiết kế thương hiệu chỉ sử dụng một số tông màu cơ bản. Thường sẽ có 6 tông màu đỏ vàng, cam tím, xanh dương, xanh lá… và 3 màu cơ bản đen, trắng, xám được sử dụng chủ yếu trong thiết kế thương hiệu, thiết kế logo. Vậy ý nghĩa màu sắc trong thiết kế thương hiệu của những màu này có gì đặc biệt?

1. Màu đỏ

Trong khoa học về thị giác, màu đỏ tác động mạnh nhất lên mắt người. Về ý nghĩa, màu đỏ thường tượng trưng cho sinh lực, sự hăng hái, sự sống và sức khỏe dồi dào. Điều thú vị là màu đỏ cũng là màu tượng trưng cho cả tình yêu và chiến tranh. Tựu trung lại, có thể nói, ý nghĩa màu sắc trong thương hiệu của màu đỏ đều gợi liên tưởng đến sự đam mê. Bạn có thể tham khảo một số mẫu logo được thiết kế với màu đỏ là chủ đạo với ý nghĩa này: Coca-Cola, H&M, Budweiser, 3M hay Heinz…

Một lí giải khác về ý nghĩa của màu đỏ lại cho thấy, màu đỏ là biểu tượng của sự nguy hiểm, tốc độ, máu, nóng và lửa… Vì thế, một số thương hiệu chuyên ngành kỹ thuật đã dùng màu đỏ để thiết kế cho thương hiệu hay logo của mình như Toyota, Honda, Kia Motor, Xerox, Canon… để thể hiện khía canh tốc độ và năng lượng mạnh mẽ của mình.


Một số tập đoàn lớn thuộc các nước Á Đông thường dùng màu đỏ trong thiết kế thương hiệu với ý nghĩa là chiến thắng, may mắn, quý tộc và vương giả như JVC (đặc trưng sự chiến thắng), LG (may mắn), SCG (sự vương giả, hoàng tộc)…

2. Màu xanh dương

Theo thống kê của trang Interbrands.com, trong top 100 thương hiệu toàn cầu năm 2012, nếu có 19 thương hiệu sử dụng màu đỏ trong logo thì con số này là 28 đối với màu xanh dương. Đây quả là một con số gây ngạc nhiên với nhiều người.

Về mặt thị giác, xanh dương là màu có thể đem lại cảm giác bình yên, an nhàn cho con người. Nếu màu đỏ thu hút nhanh chóng sự chú ý của người dùng, thường phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối hàng hóa, thì màu xanh dương chính là tính cách của những tập đoàn lớn, tạo cảm giác về sự vững chãi, bình ổn, minh bạch. Thú vị hơn là màu này còn bao hàm cả ý nghĩa khát vọng lớn bởi đây là màu của bầu trời. Các tập đoàn lớn như Samsung, IBM, Panasonic, GE, facebook, Intel… đều sử dụng màu này.

Cuộc chiến xanh dương và đỏ trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thường vô cùng sôi nổi. Do hai màu này đều tạo ấn tượng thị giác tốt nhất tới người dùng nên thường nếu tập đoàn đối thủ đã sử dụng màu đỏ thì tập đoàn đi sau sẽ dùng màu xanh dương và ngược lại. Điển hình như câu chuyện của Coca cola và đối thủ Pepsi, hay Toshiba và Panasonic, LG với Samsung…

3. Màu xanh lá

Xanh lá là màu được lấy nguyên thủy từ chính màu diệp lục của tự nhiên nên thường được sử dụng trong thiết kế thương hiệu cho các nhãn hàng có nguồn gốc sản phẩm từ thiên nhiên như thực phẩm, nước uống thảo dược…


Bên cạnh đó, đây còn là màu đặc trưng của sự thông thái, khiêm tốn và lòng tốt. Thế nên những thương hiệu về tài chính hay những thương hiệu muốn thể hiện sự phát đạt thường lấy màu xanh dương làm màu sắc chủ đạo cho thương hiệu của mình. Starbuck, Bp, Groupon, John Deree hay Heneiken…

4. Màu cam

Màu cam hay màu vàng cam chính là màu của vùng nhiệt đới nóng bỏng và ấm áp, nó thể hiện sự say mê, nhiệt tình, quyến rũ và nhanh chóng làm trái tim bạn rung động. Đại diện nhóm này bao gồm: Orange, Hermes Paris, Fanta, T-mobile, Blogger hay Satander…

5. Màu tím

Màu tím tưởng như rất kén người dùng nhưng hiệu ứng mang lại thực sự rất ấn tượng. Nét sang trọng, bí ẩn và thiêng liêng mà màu tím mang lại khiến cho thương hiệu của bạn thực sự cuốn hút. Đây chính là màu tượng trưng cho sự công bằng và chân lý. Có thể bắt gặp một số it logo thương hiệu đi theo hướng này như: Yahoo!, Citi Group hay Danone.

6. Màu vàng

Với nhiều nền văn hóa như Trung Quốc hay Ai Cập, màu vàng là màu của vua chúa, nó biểu tượng cho sự hạnh phúc, trường thịnh, thể hiện trí tuệ, sự hào hiệp. Thường mang đến cảm giác vui vẻ và kích thích trí tưởng tượng phong phú. Một số thương hiệu như Bestbuy, McDonal, Shell, Ferrari … thường sự dụng màu vàng để làm nền trong logo của họ.

7. Màu đen, trắng và xám

Đen, trắng và xám là màu dùng để phối trộn màu sắc. Nếu màu đen mang đến sự bí hiểm, quý phái và tinh tế thì màu trắng lại mang lại cảm giác dễ chịu trẻ trung và đơn giản. Sự kết hợp giữa đen và trắng được nhiều thương hiệu ưa thích sử dụng, đặc biệt là một số thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Tiêu biểu với các đại diện : Louis Vuiton, Disney, Nike, Adidas, Mtv, Prada, Avon Hay Cartier…


Còn với màu ghi xám, màu của sự trung lập, thông thái và kiên định, tuy không được sử dụng nhiều nhưng hầu hết những thương hiệu sử dụng màu này đều là những thương hiệu có tiếng như Apple, Nintendo hay Nestle…

Cá biệt, có những thương hiệu sử dụng đa sắc màu trong logo của mình mà vẫn gây dấu ấn lâu bền đối với người dùng như Ebay hay Google. Sự đa sắc màu của họ cũng chính là sự đa dạng trong đối tượng người dùng, đa dạng trong nhóm sản phẩm mà họ cung cấp. Tuy nhiên, đây quả thực là trường hợp cá biệt.

“chỉ điểm” tuyệt vời cho thiết kế bao bì bạn nên biết

Việc thiết kế bao bì có thể trở thành yếu tố tạo nên thành công và ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra của công ty. Khi sản phẩm của bạn càng trở nên nổi tiếng, bạn sẽ càng phải bỏ ra nhiều công sức để điều chỉnh thiết kế bao bì sao cho phù hợp với nhãn hiệu và thị hiếu của người dùng.

Thiết kế bao bì là một quá trình phức tạp, đòi hỏi designer phải cân bằng giữa rất nhiều yêu cầu cụ thể, sau đó kết hợp chúng với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Việc này có thể phải trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm và khắc phục lỗi trong quá trình thiết kế.

Tập trung vào đối tượng người dùng

Đây có lẽ là điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ, đặc biệt khi công việc của bạn liên quan đến các khía cạnh khác của thiết kế bên dưới. Dù người dùng của bạn có là ai, luôn luôn kiểm tra lại xem liệu hình ảnh, màu sắc hay phong cách thiết kế mà bạn chọn có liên quan đến đối tượng người dùng của bạn hay không.

Nếu sản phẩm của nhãn hàng là thực phẩm dành cho trẻ em, hãy chắc chắn rằng bao bì đóng gói của bạn hướng đến đối tượng là những ông bố, bà mẹ và cả những đứa trẻ! Hãy thiết kế bao bì với màu sắc tươi sáng, những nét chữ được bo tròn và các hiệu ứng bong bóng để khiến sản phẩm trở nên gần gũi hơn với trẻ em.

Nếu chúng ta dừng lại đôi chút để phân tích chiến lược của họ, những sản phẩm này đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn của một thiết kế bao bì thành công:

Nó đơn giản và bao gồm tất cả những thông tin mà cha mẹ cần biết về sản phẩm cũng như các thành phần bên trong.

Nó được đầu tư thiết kế tỉ mỉ và bắt mắt. Nhưng đồng thời cũng sử dụng các font chữ cỡ lớn khiến cho sản phẩm khó có thể bị bỏ qua trong gian hàng.


Các thông tin trên bao bì được thể hiện một cách có chủ đích, luôn có một bản liệt kê các yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn cũng như thông tin về độ tuổi tối thiểu để sử dụng sản phẩm mà người mua có thể nhanh chóng nắm bắt và không phải tự mình phân tích các thành phần của nó. Tiện dụng là một phần đặc biệt quan trọng đối với các bậc phụ huynh và đây cũng là điều mà Mamuko đã đạt được.

Font chữ trên bao bì không chỉ được thiết kế thân thiện với trẻ con mà còn thể hiện được tính dễ đọc đối với người tiêu dùng. Điều này đã làm nâng cao sự tin tưởng, đồng thời đưa ra một lời khẳng định chắc chắn rằng đây là một sản phẩm tuyệt vời dành cho trẻ con.

Yếu tố hoàn thiện sản phẩm cuối cùng chính là món đồ chơi bằng len với khuôn mặt đang mỉm cười nhỏ bé kia được thiết kế tinh tế để không bị lệch “tone” so với bảng màu của bao bì sản phẩm, bất kể đó có là hương vị gì đi nữa. Nó không chỉ thu hút riêng sự chú ý của cha mẹ mà còn trông rất hấp dẫn đối với các em bé. Điều này đã cám dỗ không ý bé nhỏ vươn ra khỏi xe đẩy và nắm lấy món đồ khi đi shopping cùng với cha mẹ.

Điều cuối cùng, bản thân bao bì bao gồm cả chức năng và sự tiện lợi – cha mẹ biết rằng em bé của họ có thể trở nên hạnh phúc chỉ trong vài phút ngay sau khi họ rời khỏi quầy thanh toán.

Khi nhìn thấy những bao bì như thế này, bạn sẽ không thể nào nhầm lẫn được tập đối tượng mục tiêu của sản phẩm ấy là ai, và Mamuko đã cung cấp các ví dụ tuyệt vời về điều đó. Từ A-Z, họ cho thấy rằng “sản phẩm của chúng tôi dành cho trẻ em, không có gì lớn hơn những giá trị về sức khỏe và niềm vui của trẻ nhỏ”.

Hãy giữ sự đơn giản và mang lại cho bao bì của bạn một chút tính cách.

Không nên quá lạm dụng bất kỳ khía cạnh thiết kế nào lên bao bì sản phẩm. Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc, quá nhiều kiểu chữ cũng như quá nhiều nội dung không cần thiết. Trong trường hợp này, ít đi chắc chắn đem lại nhiều hơn.

Nói ngắn gọn, hãy chắc chắn rằng thiết kế của bạn không gây bối rối về mặt thị giác. Nếu bạn khiến thiết kế bao bì trở nên quá phức tạp, đối tượng mục tiêu của sản phẩm sẽ không thể hiểu được rốt cục thì sản phẩm này là gì và nó dùng để làm gì.

Khi lướt qua sản phẩm của bạn, trong trường hợp lý tưởng, khách hàng tiềm năng sẽ ngay lập tức hiểu được điều gì nằm bên trong các bao bì kia mà không phải cầm nắm và xem xét kỹ lưỡng. Với hàng ngàn chủng loại sản phẩm đang được bày bán trên thị trường, trừ khi bạn có một thị trường ngách đặc thù, nếu không bạn bắt buộc phải làm cho bao bì của mình trở nên dễ hiểu và dễ nhận biết đối với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc giữ cho mọi thứ đơn giản không đồng nghĩa với việc bao bì của bạn phải trở nên nhàm chán, hãy khiến nó trở nên đáng nhớ, độc đáo và nổi bật. Sản phẩm của Donut Shop là một ví dụ tuyệt vời cho điều này.

Chọn lựa màu sắc

Khi đề cập đến màu sắc cho bao bì, có một vài điểm mà bạn nên lưu ý:

Hãy bám sát bảng màu của bạn. Đảm bảo rằng màu sắc của bao bì là thống nhất với màu sắc chính của thương hiệu, điều này giúp sản phẩm trở nên dễ dàng nhận diện hơn. Như đã đề cập phía trên, giữ mọi thứ đơn giản và cố gắng tránh sử dụng quá nhiều màu sắc không kết hợp được với nhau. Hãy sử dụng màu tương phản có chừng mực.

Màu sắc mà bạn lựa chọn cần phải thu hút được sự chú ý, hãy làm một vài khảo sát về những màu sắc đang thịnh hành trong ngành hàng của bạn. Sau đó, phân tích những thông tin mà bạn thu thập được để biết được điều gì đã được thực hiện rồi, nhờ vậy bạn có thể thiết kế bao bì của bạn khác đi để trở nên nổi bật hơn so với những thứ đã được trưng bày sẵn trên kệ.

Tương tự đối với một bao bì chức năng như một cốc cà phê chẳng hạn. Chính xác, có cả trăm ngàn thiết kế ngoài kia, đa dạng từ một màu các tông nâu cơ bản cho đến các họa tiết in ngộ nghĩnh – chìa khóa ở đây là làm cho bao bì của bạn trở nên độc đáo và lôi cuốn hơn. 


Điều đáng chú ý ở đây là không chỉ thiết kế được cân bằng một cách hoàn hảo giữa sự sống động và tính đơn giản trên tách cà phê mà thực chất những gì Ucco tạo ra còn là một mảnh bao bì dùng một lần kỳ quặc, đáng nhớ và hấp dẫn. Điều này càng làm tăng sự kết nối với người tiêu dùng của họ, đặc biệt là những ai tham gia chính trị hoặc đã từng nghe qua bất kỳ câu chuyện nào về các chính trị gia nổi tiếng. Những điểm chạm như vậy thực sự đã khiến bao bì của Ucco trở nên nổi bật hơn so với phần còn lại.

Khi chọn lựa màu sắc, hãy ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản về lý thuyết màu và các ý nghĩa khác nhau mà màu sắc có thể khơi gợi lên. Tập trung không chỉ vào cách mà những màu sắc nhất định được kết hợp hoặc tương phản với nhau mà còn cả cách chúng truyền tải thông điệp cũng như tạo nên các hiệu ứng cảm xúc mà chúng sở hữu. Một ví dụ cơ bản là màu đỏ, đây là màu sắc thường được liên tưởng tới năng lượng, sự tự tin và quả quyết.

Chất liệu

Đến đây thì hầu hết mọi thứ đều phụ thuộc vào ngân sách mà bạn có, thị trường mục tiêu của bạn và đương nhiên một sản phẩm mẫu. Những mặt hàng sang trọng đòi hỏi một cảm nhận tương đương với giá trị sản phẩm. Chính vì vậy nếu bạn đang chuẩn bị cho loại bao bì bằng giấy, hãy chắc chắn rằng chúng dày đặc và không có cảm giác quá mỏng manh. Tương tự, thay vì một chai nhựa, nếu có thể hãy chuyển chúng sang chai thủy tinh.

Điều này thực chất khá đơn giản, nhưng bạn cần phải kiên định: kể cả nếu bạn tiếp thị sản phẩm của mình như một mặt hàng cao cấp và tạo ra một thiết kế trông thu hút, đắt tiền cho bao bì thì khi khách hàng của bạn cầm sản phẩm lên để cảm nhận rõ ràng hơn, họ có thể sẽ quyết định không mua nó nữa. Cấu tạo cũng là một yếu tố rất quan trọng, bạn có thể thử nghiệm với nó từ kết cấu đánh bóng cho đến kết cấu mờ. Ấn tượng xúc giác mà bao bì của bạn tạo ra đóng một vai trò rất lớn trong việc sản phẩm của bạn sẽ được đón nhận ra sao trên thị trường.

Đồng thời, hãy cân nhắc đến các tác động môi trường của bao bì. Cố gắng sử dụng những nguyên vật liệu tái chế, nếu được, hãy thiết kế những loại bao bì có khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường nếu điều này có thể thực hiện đối với sản phẩm của bạn. Không chỉ người tiêu dùng sẽ đánh giá cao công ty của bạn, mà bạn còn có thể khiến cho cả hành tinh này trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sống.

Kết luận

Sáng tạo bao bì có lẽ là một trong những thể loại thiết kế mang nhiều sắc thái. Nó đòi hỏi designer phải phối hợp vô số các thành phần, từ việc lựa chọn màu sắc, font chữ cho đến cách mà nó đem lại cảm nhận cho người dùng qua những tùy chọn kết cấu và các tinh chỉnh trong giai đoạn hoàn thiện.

Điều quan trọng nhất vẫn luôn là làm cho bao bì của bạn trở nên hấp dẫn, thú vị, hài hước và dễ hiểu, đồng thời vẫn giữ được bản sắc, giá trị thương hiệu của bạn. Cố gắng để đạt được sự cân bằng hợp lý giữa thẩm mỹ và công năng, nhờ đó bạn chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển trên hành trình thiết kế nên những sản phẩm bao bì đạt hiệu quả cao.

"QC" Chuyên túi giấy carton giá sỉ
Địa chỉ: Địa chỉ: Số 338/38-40-42 Âu Cơ, Phường 10, Q.Tân Bình, TP.HCM
VPGD: C7 Gò Cẩm Đệm, Phường 10, Q.Tân Bình,TP.HCM
Tel: (84-8) – 38 619 282 – 39 753 124 Fax: 08.38 617558
Hotline: 0912.290.811 Ms Diễm – 0916.412.998 Ms Lan
Email: inthanhmy@gmail.com
Website: http://inthanhmy.com
Sp: http://inthanhmy.com/hop-giay-tui-giay-carton-hop-qua-tang-gia-si.html
https://www.heytv.vn/

Đăng nhận xét