Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Thiết kế bao bì hộp sản phẩm dành cho người mới: Tạo hộp sản phẩm đơn giản

Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu cách bạn có thể thêm mẫu và văn bản vào cái hộp của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng...

Sử dụng Adobe Illustrator và Adobe InDesign, ở đây chúng ta sẽ tạo một template cho một hộp hình chữ nhật đơn giản phù hợp với mỹ phẩm và các sản phẩm khác. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu cách bạn có thể thêm mẫu và văn bản vào cái hộp của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Đây là một bài giới thiệu tuyệt vời và toàn diện về thiết kế bao bì cho người mới bắt đầu. Một ít kiến ​​thức về Illustrator và InDesign sẽ rất hữu ích, nhưng không bắt buộc.

Bạn đang tìm giải pháp nhanh chóng cho nhu cầu thiết kế bao bì của mình? Bạn có thể tìm thấy một loạt các mẫu bao bì và mô hình trên Envato Elements và GraphicRiver.

Những gì bạn cần

Bạn sẽ cần truy cập vào cả Adobe Illustrator, để tạo hình vector cho cái hộp của bạn và Adobe InDesign, để kết hợp các thành phần cho bao bì của bạn.

Để tạo ra thiết kế được minh hoạ ở đây, bạn cũng sẽ cần tải về các hình ảnh và phông chữ sau:

Color splash patterns

Avera Sans font

Bạn có thể tìm thấy mẫu box mock-up để tạo ra hình ảnh được sử dụng ở bên trên trên trang Envato Elements.

1. Cách tạo mẫu hình hộp trong Illustrator

Bước 1

Bạn có thể lựa chọn vẽ mẫu hình hộp của bạn từ đầu bằng cách sử dụng các công cụ vẽ trong Illustrator, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu bạn lưu hình ảnh dưới đây vào máy tính của bạn.

Mở tấm ảnh này trong Illustrator và sử dụng công cụ Pen Tool (P) để vẽ theo các đường hoặc sử dụng các chức năng Image Trace (Window > Image Trace) để theo vẽ theo tấm ảnh, tích vào hộp Ignore White để chỉ lấy những đường màu đen của tấm ảnh.


Bước 2

Vào File > Document Setup, và nhấp vào Edit Artboards.

Phóng to artboard với Width là 7 cm và Height là 16 cm. Đây sẽ là kích thước của cái mặt của cái hộp. Điều này phù hợp với một cái hộp kem hoặc hộp mỹ phẩm với kích thước 15 cm x 6 cm.

Chọn đường viền vector của cái mẫu và phóng to sao cho một mặt hình chữ nhật của cái hộp vừa với artboard, như minh hoạ ở bên dưới.


Nếu bạn muốn làm cho cái hộp của bạn lớn hơn hoặc nhỏ hơn, bạn có thể điều chỉnh kích thước của artboard bằng cách sử dụng cùng một tỷ lệ (tức là tỷ lệ 7:16). Nhưng hiện tại, chúng ta sẽ sử dụng kích thước 7 x 16 cm này.

Bước 3

Khi bạn co giãn kích thước vectơ phù hợp, hãy vào Object > Artboards > Fit to Artwork Bounds.


Với artboard được chọn (File > Document Setup > Edit Artboards), hãy ghi chú về kích thước mới của artboard, khoảng 290 mm x 343 mm.


Sau đó chọn mẫu vectơ và vào Edit > Copy nó. Bây giờ bạn có thể thoát hoặc thu nhỏ cửa sổ Illustrator.

2. Cách tạo một Line Die trong InDesign

Bước 1

Mở InDesign và tìm đến File > New > Document.

Với mục đích là để in Print, hãy thiết lập chiều rộng Width để phù hợp với chiều rộng (ở đây là 290.36 mm), và chiều cao Height (ở đây là 343.1 mm) của artboard trong Illustrator của bạn.

Mẫu đã được thiết lập với một vùng bleed, nhưng bạn cũng có thể thêm nhiều bleed nếu bạn muốn, bằng cách thêm một giá trị trong phần Bleed.

Nhấp vào Create


Bước 2

Mở rộng bảng Layers (Window > Layers) và nhấp đúp vào Layer 1 để đổi tên nó thành Pattern.

Tạo thêm bốn layer mới theo thứ tự như sau: Folds and Bleed - DO NOT PRINT, DIE LINE - DO NOT PRINT, Labels, và cuối cùng là Type.


Khóa tất cả các layer trừ Folds and Bleed, và nhấn vào đây để kích hoạt nó.


Bước 3

Làm việc trên layer Folds and Bleed, vào Edit > Paste để thả các mẫu phác thảo vào trang. Di chuyển nó để nó vừa khít trên trang.


Bước 4

Trên hình vector, Right-Click > Ungroup.


Sử dụng công cụ Selection Tool (V, Escape) để chọn đường liền ở bên trong đường viền, giữ phím Shift để chọn từng phần như hình bên dưới.



Khi bạn đã chọn toàn bộ các đường này, Nhấp chuột phải sau đó chọn Group.



Bước 5

Trong bảng Layers, click vào mũi tên bên trái của Folds and Bleed để expand layer. Xác định <group> mà  bạn vừa tạo.

Mở khóa layer DIE LINE  phía trên nó và kéo phần tử <group>  lên trên, thả nó vào layer này.


Sau đó khóa layer Folds and Bleed, vẫn mở khoá kích hoạt layer DIE LINE .


Bước 6

Mở rộng bảng Swatches (Window > Color > Swatches) và chọn New Color Swatch từ menu chính.


Đặt tên cho swatch là Die Line Spot Color và thiết lập Color Type thành Spot. Tăng cường độ của Magenta lên 100% và nhấp vào Add và Done.


Bước 7

Với đường viền trên layer DIE LINE được chọn, chuyển đổi màu từ [Black] thành Die Line Spot Color.


Sau đó, với die line vẫn được chọn, tìm đến Window > Output > Attributes. Đánh dấu vào ô Overprint Fill. Die line của bạn bây giờ đã được thiết lập phù hợp để export — làm tốt lắm!



Trên layer Folds and Bleed, bây giờ bạn sẽ chỉ nhìn thấy các fold mark và bleed mark, cái mà sẽ không cần phải được in*.

*Tùy thuộc vào máy in mà bạn sử dụng, chúng có thể cần các fold mark được thiết lập thành một màu, để cho phép chúng được ghi. Để thực hiện việc này, hãy lặp lại quá trình tương tự như trên, sử dụng một màu khác (ví dụ: 100% Cyan) để đánh dấu các fold line khác với die line.

3. Cách thêm mẫu và văn bản vào cái hộp của bạn

Bước 1

Khóa layer DIE LINE và mở khóa layer Pattern ở phía dưới.

Sử dụng công cụ Rectangle Frame Tool (F) để tạo một khung ảnh trên toàn bộ trang, mở rộng các cạnh đến bleed.

Chuyển đến File > Place và chọn mẫu từ gói Color splash đã tải xuống trước đó. Nhấp vào Open và cho phép hình ảnh lấp đầy toàn bộ khung hình.


Bước 2

Sử dụng Công cụ Eyedropper Tool (I) để lấy màu hồng nhạt từ mẫu hoa văn.

Nhấp đúp vào hộp Fill Color ở dưới cùng của bảng Tools để mở cửa sổ Color Picker. Nhấp vào Add CMYK Swatch và sau đó OK.

Lặp lại quá trình đó cho màu hồng đậm trong nền của mẫu, đồng thời thêm nó vào bảng Swatches. Bây giờ bạn có hai mẫu màu bổ sung để sử dụng trên nhãn và văn bản trên cái hộp của bạn.


Bước 3

Nếu bạn có mẫu rậm rạp trên cái hộp, tạo nhãn nằm sau văn bản là cách hiệu quả để giữ văn bản dễ đọc và rõ ràng.

Sử dụng công cụ Rectangle Tool (M) để tạo nhãn trên các mặt của hộp, hoặc đối với một mặt không phổ biến hơn sử dụng công cụ Pen Tool (P) như tôi đã làm ở đây. Thiết lập Fill Color thành màu hồng nhạt.


Sử dụng công cụ tương tự để tạo một đường viền cho nhãn, thiết lập Fill thành [None] và Stroke Color thành [Black].


Bước 4

Sao chép sau đó dán nhãn và đường viền, đặt chúng trên các cạnh khác của hộp. Điều chỉnh tỷ lệ trên mặt chính của hộp để làm cho nhãn vuông hơn.


Bước 5

Bạn có thể thêm barcode vào phần dưới của hộp bằng cách sử dụng Công cụ Rectangle Frame Tool (F) để tạo khung hình.


Vào File > Place, chọn ảnh barcode và Open, canh nó vào giữa frame.


Bước 6

Khóa layer Pattern và mở khóa layer trên cùng, layer Type.


Sử dụng công cụ Type Tool (T) để tạo khung văn bản bên trên nhãn trong bảng thứ hai bên phải của hộp. Gõ một tiêu đề sản phẩm vào đó, và thiết lập phông chữ thành Avera Sans Sketch và màu sắc thành mẫu màu hồng đậm của bạn.


Đóng khung heading với văn bản nhỏ hơn thiết lập thành Avera Sans Brush và Bold, và [Black].



Bước 7

Sao chép và dán các frame văn bản lên trên mặt ngoài cùng bên phải của hộp để tên sản phẩm có thể được nhìn thấy ở cả hai bên.


Bạn có thể thêm danh sách thành phần hoặc chi tiết về trang web của công ty trên nhãn dài trên bảng bên trái.


4. Cách xuất hộp của bạn ra để in

Bước 1

Đảm bảo rằng các layer mà bạn muốn in và cắt / ghi có thể nhìn thấy được. Nếu bạn không muốn các fold line được hiển thị (nghĩa là bạn chưa thiết lập chúng một màu nào), thì hãy đảm bảo tắt layer này. Với mục đích minh hoạ, tôi đã bật lớp Folds.

Vào File > Export. Đặt tên file của bạn và chọn Adobe PDF (Print) từ menu Format. Nhấp Save.

Trong cửa sổ mở ra, chọn PDF/X-1a:2001 từ menu Adobe PDF Preset ở trên cùng. Đây là cách tốt nhất để xuất các die line*.


*Một số máy in có thể yêu cầu bạn xuất bất kỳ die line nào hoặc ghi các line dưới dạng file PDF riêng biệt. Để thực hiện việc này, hãy xuất từng layer này thành các file PDF riêng biệt. Sau đó ẩn cả hai layer trong InDesign và chỉ xuất các layer Pattern, Labels và Type, trong một file PDF.

Bước 2

Nhấp vào Marks and Bleeds trong menu bên trái của cửa sổ. Tích vào All Printer's Marks và Use Document Bleed Settings.


Sau đó nhấp vào Export để tạo ra file PDF.

Tóm tắt: Cái Hộp Đã Hoàn Tất

Một khi bạn đã gửi hộp sản phẩm của mình đến máy in là lúc ngồi và chờ đợi để cái hộp của bạn được giao. Không có gì thú vị hơn khi nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đóng gói của bạn ở dạng 3D — đặc biệt khi các hộp trên nằm kệ của cửa hàng!

Nếu bạn đang khát khao muốn tạo ra nhiều thiết kế bao bì hơn nữa, thì các mẫu có thể tải về là một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng nếu bạn không có nhiều thời gian. Bạn có thể tìm thấy một loạt các mẫu bao bì và mô hình trên Envato Elements và GraphicRiver.

5 phần mềm thiết kế nhãn sản phẩm, bao bì

Bạn muốn tự mình làm tem nhãn tạo nên phong cách riêng cho doanh nghiệp? Bạn chưa tìm được phần mềm thiết kế nhãn sản phẩm nào tốt ? 5 phần mềm dưới đây được khách hàng đánh giá đơn giản, dễ dùng dành cho những người mới làm quen về thiết kế.

1. TBS Cover Editor

Ngoài những phần mềm thiết kế đã quá quen thuộc với người dùng. Cái tên tôi liệt kê ở phần này khá mới với nhiều người. Nhưng có thể bạn chưa biết, đây là phần mềm thiết kế tem nhãn ăn sẵn đáng sử dụng nhất dành cho những người không chuyên.

Với dung lượng chỉ 28.5MB, dung lượng nhẹ cho máy cấu hình thấp. Phần mềm giúp người dùng chuyên tâm thiết kế khi không hỗ trợ hiển thị quảng cáo. Đây là tính năng tốt khi bạn sẽ không gặp bất kỳ quảng cáo nào trong quá trính sử dụng.

Tối ưu làm tem nhãn

Nếu nói riêng về nhu cầu thiết kế tem nhãn sản phẩm, phần mềm này làm ra để tối ưu nhu cầu đó. Ngoài thiết kế tem nhãn, chúng còn cho phép người dùng làm bìa sách, album, logo cực kỳ đẹp mắt. 

TBS Cover Editor có riêng 1 thư viện bao gồm rất nhiều hình như: tròn, vuông, ngôi sao,…Đối với những người không có ý tưởng nhiều, hãy chọn mẫu mình cần và điền thông tin yêu cầu. Những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp như: mail, địa chỉ,tên doanh nghiệp, số điện thoại,…

Kho hiệu ứng có sẵn đẹp mắt

Chúng cung cấp những công cụ cơ bản nhất để người dùng làm ra mẫu tem nhãn mình muốn. Phần mềm cho phép người dùng thực hiện những hành động: thêm hình, cắt, chỉnh màu, đánh chữ, đổ bóng, tạo hiệu ứng giọt nước,…

Khá giống với Photoshop, người dùng có thể tạo nhiều lớp mặt nạ. Ngoài ra, phần mềm còn lưu lịch sử để người dùng quay lại khi cần.

Đặc biệt, TBS Cover Editor còn hỗ trợ người dùng trong việc tạo ra những mẫu nhãn mác đẹp với hiệu ứng 3D. Bạn có thể xoay hình để xem từ nhiều góc độ, ánh sáng khác nhau.

Những tính năng chính nổi bật có trong TBS Cover Editor:

Có nhiều mẫu nhãn mác thiết kế đẹp, chuyên nghiệp…

Hỗ trợ nhiều hiệu ứng như: cắt, xoay,…

Hỗ trợ xem ở chế độ 3D.

Hỗ trợ xuất và xem nhiều định dạng ảnh như: JPEG, TIFF, PNG, BMP, TGA…

2. ECover Engineer

Đây là phần mềm đơn giản, giao diện dễ sử dụng cho những ai đang kiếm phần mềm thiết kế bao bì, nhãn sản phẩm nhanh chóng.

ECover Engineer cho phép thiết kế bao bì của nhiều loại mặt hàng khác nhau như: ebook, hộp sách, bìa CD/DVD, nhãn mác sản phẩm…với chất lượng sắc nét trên từng pixel. Chúng hỗ trợ tốt việc làm sản phẩm nổi bật với theo nhiều mẫu mã đa dạng trên thị trường.

Phần mềm hỗ trợ nhiều định dạng ảnh khác nhau như: JPG, .PNG, .BMP…để bạn tiện in ấn. Chúng hỗ trợ xuất ra những định dạng cơ bản như: JPG, PNG để người dùng lưu trữ và gửi cho nhau.

Các chức năng có trong công cụ eCover Engineer:

Cho phép chọn mẫu và tùy chỉnh nội dung bao bì trong thời gian ngắn.

Cho người dùng tùy chỉnh kích thước ảnh cần làm theo mong muốn.

Hỗ trợ nhiều định dạng ảnh khác nhau như: JPG, .PNG, .BMP…

File xuất ra rõ và có độ sắc nét cao.

3. Adobe Illustrator

Nếu là người đã làm nhiều năm trong nghành thiết kế thì không ai không biết phần mềm này. Là một trong những đứa con cưng được nhiều người sử dụng nhất của hãng Adobe, chúng được đánh giá là phần mềm chuyên thiết kế tem nhãn sản phẩm tốt nhất dựa trên đồ họa vector chuyên nghiệp.

Cho phép người dùng thiết kế nhiều mẫu mã

Illustrator cho phép người dùng thiết kế làm hầu hết những hiệu ứng 2D đang thịnh hành nhất hiện nay. Với dung lượng tải khoảng 1GB cho bản mới nhất, AI được tích hợp gần như tất cả chức năng cho phép người dùng làm ra những mẫu: logo, tờ rơi, tem sản phẩm, card visit, profile,… cho đến những mẫu phức tạp như: Thiết kế Web, catalogue, vẽ hoạt hình, backdrop,…

Đồng bộ và dễ sử dụng

Đây là công cụ linh hoạt nhờ vào kho tính năng và nguyên lý đồ họa vector không giới hạn kích thước. Bộ task xây dựng hợp lý giúp người dùng dễ thao tác nhất.

Điểm đặc biệt nhất của AI chính là bộ công cụ luôn sáng tạo và cải tiến theo từng năm giúp người dùng thiết kế mẫu mã sản phẩm tốt nhất.. Chắc chắn khi mới sử dụng người dùng sẽ bỡ ngỡ vì phần mềm này có quá nhiều tính năng. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng thành thạo thì bạn sẽ nghiện và không thể gỡ nó ra khỏi máy tính của mình đâu.

Điểm nổi bật khác của phần mềm làm nhãn tên này là chúng có thích hợp thêm Adobe Photoshop với Adobe Dreamweaver để người dùng thiết kế đơn giản hơn bao giờ hết. Khi hoàn thành người dùng có thể xuất ra nhiều định dạng ảnh khác nhau, AI cũng được người dùng đánh giá cao khi cho phép nhiều loại ảnh đầu vào.

Do bản thân chúng là chương trình thiết kế đồ họa dựa trên nguyên lý vector nên người dùng có thể sử dụng tăng giảm kích thước mà không sợ bể ảnh như ảnh bitmap. Chính vì thế, designer có thể chuyên tâm thiết kế mà không lo lần sau phải thiết kế lại nhé.

Link download: https://www.adobe.com/products/illustrator.html

4. Adobe Photoshop

Là đứa con được yêu mến thứ 2 của nhà Adobe. Chúng là người anh em gần gữi với AI mà dân thiết kế nào cũng muốn cài. Đây là phần mềm thiết kế logo, tem nhãn dành cho tất cả mọi người khi đều thích hợp với đối tượng chuyên hoặc không chuyên.

Nếu bạn không phải là người designer chuyên nghiệp, hãy sử dụng những tính năng đơn giản thôi. Bao gồm: cắt ghép, chèn, thêm chữ,…để tạo nên phong cách cho tem nhãn của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn đã xài qua phần mềm này và là người làm đồ họa lâu năm, chắc chắn đây sẽ là nơi để bạn thỏa sức sáng tạo làm ra mẫu bao bì sản phẩm mình mong muốn.

Phần mềm này ngoài thiết kế thì còn là công cụ tùy chỉnh màu sắc số 1. Biến những điều tưởng chừng như không thể làm được thành có thể. Với khu vườn tính năng, chúng có thể xử lý nhiều hiệu ứng và xuất ra nhiều định dạng file khác nhau. 

Nhược điểm của phần mềm này là không thể phóng to hoặc thu nhỏ vì sẽ giảm chất lượng hình ảnh. Do đó, bạn hãy suy nghĩ kỹ kích thước cố định trước khi làm nhé.

Link tải: https://www.adobe.com/products/photoshop.html

5. Corel Draw

Là phần mềm của nhà cung cấp khác nhưng so về tính năng, chúng khá giống với AI. Nguyên lý chính vẫn là xử lý hình ảnh dưới dạng vector, có thể phóng to hay thu nhỏ hình ảnh tùy theo sở thích.

Corel Draw được làm để sử dụng trên hệ điều hành Windows và chỉ sử dụng được trên hệ điều hành này. Người dùng có thể thỏa sức với các công cụ có sẵn trên Corel Draw như: đánh chữ, căn lề, xử lý quan hệ giữa các đối tượng, stroke-before-fill, fill/stroke nhanh, các palette chọn màu, tùy chỉnh màu gradient phức tạp. 

Website: https://www.coreldraw.com/

Ưu điểm khi sử dụng phần mềm thiết kế bao bì COREL

Dù bị đem so sánh với những hãng khác nhưng Corel đã tạo sự khác biệt với đối thủ bằng nhiều cách khác nhau.

Đầu tiên, họ định hình chương trình này đã vượt ra ngoài khả năng của 1 chương trình đồ họa vector. Thứ 2, phần mềm này luôn có kho công cụ, chữ và những hình mẫu được thiết kế sẵn.

Đối thủ cạnh tranh rất mạnh với Illustrator

Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Corel chính là AI. Mặc dù hai phần mềm này có nguyên lý khá giống nhau nhưng người thiết kế đều có cảm nhận khác nhau. 

Ví dụ: Corel có thể tạo nhiều trang để thao tác. Trong khi đó Illustrator chỉ cho phép làm trên 1 trang và phân thành nhiều vùng khác nhau. 

Mặc dù 2 phần mềm này có thể đọc dạng tập tin lẫn nhau nhưng một số trường hợp vẫn bị lỗi. Đây là điểm người dùng chưa hài lòng về chương trình này.

"QC" Cty in thành mỹ chuyên in offset, hộp nhựa trong, khẩu trang vải, in trên nhựa,...

ĐC: Số 1019 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM

Điện thoại: (84-8) – 38 619 282 – 39 753 124

Fax: 08. 38 617 558

Hotline:  0912 380 998  – 0913 248 781

Email: inthanhmy@gmail.com

Fb: https://www.facebook.com/inthanhmy

Website: https://inthanhmy.com

Đăng nhận xét