Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Những điều cần biết về bao bì Tetrapak

Bao bì Tetrapak là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng, đảm bảo chất lượng tuơi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ nguồn nguyên liệu.
Bao bì Tetrapak là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng, đảm bảo chất lượng tuơi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở, phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài...

Bản chất của phương pháp này là tiệt trùng riêng lẻ thức uống dạng lỏng và bao bì, sau đó rót định lượng dịch thực phẩm vào bao bì và hàn kín trong môi trường vô trùng. ( Tìm hiểu thêm :  in latex đâu )



Thành phần cấu tạo của bao bì Tetrapak

Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, từ 3 loại nguyên liệu, và tráng nhựa bên ngoài cùng.
Chúng gồm có những lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%) và lớp lá nhôm siêu mỏng (5%).
Vỏ hộp giấy cũng sử dụng lớp nhôm để giúp tồn trữ sản phẩm ở nhiệt độ bình thường trong thời gian dài. Đây là một lớp nhôm mỏng mà độ dày chỉ 0,0063 mm, tức là mỏng gấp 10 lần so với độ dày của một sợi tóc. Sáu lớp của bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp đều có những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ thực phẩm. 


Các phương pháp sản xuất bao bì Tetrapak


Ưu nhược điểm bao bì Tetrapak

Ưu điểm:
Giảm tổn thất tối đa hàm lượng vitamin (giảm hơn 30% so với chai thủy tinh)
Đảm bảo cho sản phẩm không bị biến đổi màu, mùi
Ở nhiệt độ thường thời gian bảo quản thực phẩm dài hơn so với các loại bao bì khác
Ngăn cản sự tác động của ánh sáng và oxy
Dễ dàng vận chuyển và sử dụng
Có thể tái chế nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường
Đảm bảo cho sản phẩm được vô trùng tuyệt đối
Nhược điểm:
Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản phẩm thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt đọ cao.
Bao bì Tetrapak chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn.


Cách đóng gói bao bì Tetrapak

Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của xí nghiệp sản xuất, sau đó được ghép với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều rộng bằng chu vi của thân trụ hộp.
( Thông tin thêm : thi công sơn epoxy )

Trước khi chiết rót, cuộn nguyên liệu bao bì được tiệt trùng bằng dung dịch H2O2 và được sấy khô trong phòng kín vô trùng và được đưa vào máy hàn dọc thân hộp và ghép đáy. Sau đó dịch thực phẩm được chiết rót định lượng vào hộp và bao bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc.

Đồng phục giá rẻ

Hộp sản phẩm được dòng nước phun để làm sạch chất lỏng dính ở các mối hàn đầu và đáy, sau đó được thổi không khí nóng để khô hộp.

Xử lý sau khi sử dụng

Bao bì tetra pak sau khi sử dụng được thu gom và tái chế, sau tái chế có thể tận dụng được tới 50% – 55% bột giấy.

Sử dụng bao bì và tái chế bao bì tetra pak đã qua sử dụng đem lại nhiều lợi ích to lớn. Mặt khác, giấy có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Vì vậy, việc làm này đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Chúng có thể tái chế thành những sản phẩm giá trị và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường như tấm lợp nhà, ván ép chống thấm, phân bón, văn phòng phẩm, danh thiếp, vỏ bút chì, bao thư…

Con số thống kê mới nhất của Euromonitor International (EUI) về ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống trên đầu người trong năm 2013 tiếp tục tăng trưởng và con số này không giảm cho đến năm 2017.

Sự gia tăng này là tác nhân thúc đẩy nhu cầu về bao bì, trong khi về mặt thị trường, bao bì cũng là yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh. Về vấn đề này, ông Kamimura Yosuke, Trưởng phòng Marketing Công ty Kirin, cho rằng, khi khách hàng cân nhắc mua một sản phẩm, yếu tố quan trọng nhất là cách họ cảm nhận về sản phẩm thông qua bao bì.

Kỹ thuật thiết kế và in ấn sẽ giúp cải thiện hình ảnh sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến sự hiện diện của sản phẩm khi trưng bày tại các cửa hàng bán lẻ.

Trong khi bao bì giấy, carton nằm trong tay các công ty Đài Loan và Hàn Quốc thì bao bì nhựa, với thị phần lớn nhất là chai PET, lại do hai công ty nội địa là Ngọc Nghĩa và Bảo Vân thâu tóm.Theo EUI, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm tại thị trường Việt Nam đạt 6,4%/năm đến năm 2007, là 8,4%. EUI cũng nêu rõ, doanh số của ngành nước uống đóng chai nói chung (soft drink) trong năm 2013 tăng trưởng ở mức 13,4% và dự đoán 2017 là 13,7%.

Mặt khác, năm 2009, tổ chức này cũng từng đưa ra con số khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư xem xét: ở Việt Nam, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn chiếm 24,3 tỷ USD, tương ứng 38% trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng. Con số này ở Canada là 9%, ở Mỹ là 7% và EU là 13%.

Chính sự tăng trưởng này đã tạo chỗ đứng cho các nhà sản xuất và cung ứng bao bì thực phẩm. Bao bì dành cho ngành thực phẩm và đồ uống có khá nhiều chất liệu, như thủy tinh, nhựa, kim loại, giấy. Song, bao bì nhựa vẫn đang có chỗ đứng nhất định khi ngành đồ uống vẫn tăng trưởng đều đặn.

Theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam, 66% giá trị xuất khẩu của ngành nhựa xuất phát từ bao bì. Theo số liệu nhập khẩu hạt nhựa từ Tổng cục Hải quan, năm 2012, đạt 6,2 tỷ USD, trong đó, mảng bao bì nhựa chiếm 39%, tức chiếm khoảng 2,4 tỷ USD.Cũng theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, 5 năm gần đây, ngành bao bì nhựa phát triển khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là trên 25%.

Ở phân khúc này, hiện các nhà sản xuất trong nước đang chiếm ưu thế trên thị trường. Cụ thể, với bao bì nhựa tổng hợp, quy mô thị trường hiện đạt 410 triệu USD, trong đó, chai PET chiếm đến 282 triệu USD (phần còn lại là hộp nhựa PE, PP – chủ yếu dùng trong nông nghiệp, đóng gói gạo, đường, cà phê và hóa chất; thị trường này không nhỏ vì mỗi năm tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ bao bì). Một thống kê khác của StoxPlus cũng cho thấy, chai PET và túi nhựa tái chế có mức tăng trưởng ước tính 20%/năm.

Trước năm 2000, các nhà sản xuất đồ uống, thực phẩm chủ yếu phải nhập khẩu chai PET và hộp nhựa. Tuy nhiên, sau đó, Công ty Ngọc Nghĩa và Công ty Bảo Vân (có trụ sở chính ở Bình Dương) đã trở thành nhà sản xuất và cung ứng chai PET lớn nhất với thị phần khoảng 80%.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt doanh số và quy mô đầu tư, Ngọc Nghĩa có phần nhỉnh hơn. Theo đó, tổng doanh thu từ sản phẩm nhựa của Ngọc Nghĩa năm 2011 đạt 85 triệu USD, trong khi Bảo Vân chỉ đạt 40 triệu USD (năm 2012, doanh thu của Ngọc Nghĩa đạt 84,5 triệu USD).

Mặt khác, doanh thu xuất khẩu các loại bao bì nhựa thực phẩm mang về 104,5 triệu USD (tăng 29,8% so với năm 2011), chủ yếu đến từ Công ty Ngọc Nghĩa và Bảo Vân, riêng Ngọc Nghĩa đạt giá trị xuất khẩu 22,5 triệu USD trong năm vừa rồi.

Hiện Ngọc Nghĩa đang sở hữu hơn 1.000 khách hàng, chủ yếu trong ngành nước uống đóng chai và thực phẩm. Trong đó, hai thương hiệu lớn trong ngành nước uống có gas là PepsiCo và Coca-Cola đang trở thành khách hàng “chiến lược” của Công ty.

Ở Việt Nam, Coca-Cola sử dụng chai PET cho nước uống có gas, nước uống đóng chai… Trong khi trước đó, năm 2005, Ngọc Nghĩa cũng đã ký kết hợp đồng 10 năm với PepsiCo trong việc tích hợp một dây chuyền sản xuất chai PET tại nhà máy của PepsiCo ở Hóc Môn.

Ngoài ra, Ngọc Nghĩa cũng là cung ứng chai PET cho các sản phẩm nước trái cây, sữa… của nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam Vinamilk sau khi Ngọc Nghĩa niêm yết vào năm 2007. Ngoài ra, Lavie, Dầu ăn Tường An… cũng là đối tác lớn của công ty này.

Chỉ tính riêng Vinamilk, trong số 6 loại bao bì mà Công ty đang sử dụng thì bao bì giấy, thiếc và chai nhựa PET đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó, năm 2012, đã tiêu thụ hơn 30,4 triệu chai PET, trên 22.000 tấn bao bì thiếc và khoảng 9,4 nghìn tấn bao bì giấy. Đó là chưa kể bao bì dạng ly nhựa và màng HIPS.

Chính mảng kinh doanh chai PET đã mang về doanh thu chủ yếu cho Ngọc Nghĩa, trong khi ngành thực phẩm (đầu tư từ giữa 2009) chưa mang về doanh thu đáng kể nếu không muốn nói là làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm trong năm 2011.


Đăng nhận xét