Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Sử dụng tủ lạnh đúng cách ngăn ngừa ung thư thực phẩm không nên để trong tủ lạnh

Điều đầu tiên cần hiểu là hầu như tất cả luồng khí lạnh của một tủ lạnh không đóng tuyết thông thường đều nằm ở ngăn đá – chỉ một phần nhỏ hơi lạnh được lưu thông xuống các ngăn khác để giữ lạnh. 

Thực tế, không khí nóng sẽ được đưa vào tủ lạnh qua bộ phận ngăn đá, sau đó được loại bỏ nhiệt để tạo ra hơi lạnh...

Nhìn chung, trong bất cứ trường hợp nào, nếu luồng khí lưu thông trong tủ lạnh bị cản trở theo bất cứ cách nào, quá trình làm lạnh cho tủ lạnh cũng sẽ gặp trục trặc.

Điều thứ hai mà bạn cần biết là máy nén khí ga (khối kim loại đen hình tròn ở phía sau lưng tủ lạnh) là bộ phận tạo ra khả năng làm lạnh cho toàn bộ tủ lạnh. Chỉ khi nào máy nén của tủ lạnh hoạt động tốt, tủ lạnh của bạn mới có thể hoạt động như ý.

Nếu máy nén của bạn vẫn đang chạy, bạn sẽ cần phải kiểm tra toàn bộ các đầu mục được liệt kê dưới đây. 

Nhưng, nếu máy nén không chạy hoặc liên tiếp cố gắng khởi động nhưng thất bại (tạo ra tiếng động và tắt), bạn sẽ phải chú ý tới bộ phận này đầu tiên. Như đã nói ở trên, máy nén trục trặc có thể là lý do duy nhất khiến tủ lạnh không thể làm mát.


Máy nén hoạt động nhưng không thể làm mát

Có rất nhiều lý do khiến cho tủ lạnh không mát. Một trong những lý do phổ biến nhất là bộ xả băng ngừng hoạt động. Trong trường hợp này một hoặc nhiều bộ phận khác có thể giữ cho tủ lạnh chạy bình thường, nhưng nhiệt độ thường sẽ tăng cao chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Bạn có thể nhận biết máy nén còn hoạt động hay không khi các quạt (quạt dàn bay hơi và quạt dàn ngưng) vẫn chạy. Khi tủ lạnh vẫn đang hoạt động tốt, tất cả các quạt này sẽ chạy bình thường.

Phân biệt “băng” và “đá”

Khi kiểm tra tủ lạnh, bạn cần phân biệt rõ giữa “băng” (màu trắng, xốp, giống tuyết) và “đá” (trong suốt, đặc). Khả năng phân biệt rõ ràng giữa băng và đá sẽ giúp người trợ giúp có thể tìm hiểu nguyên nhân chính xác hơn.


Bộ xả băng

Kiểm tra mặt trong của ngăn đá để xem có băng hay không là rất cần thiết. Trong trường hợp bạn sử dụng tủ lạnh của General Electrics, bạn sẽ phải kiểm tra mặt dưới. 

Nếu như phát hiện thấy có băng ở các vị trí này, rất có thể phần dưới của ngăn đá đang bị làm lạnh quá mức. Đôi khi bạn sẽ phải gỡ bỏ tấm che dàn bay hơi để kiểm tra chính xác xem hiện tượng băng ngưng tụ có xuất hiện hay không.

Các cuộn làm lạnh của dàn bay hơi (dàn lạnh) thường được đặt bên trong ngăn đá. Dàn bay hơi thường sẽ đóng băng sau một khoảng thời gian nhất định và do đó cần được xả băng bởi một hệ thống cung cấp nhiệt. 

Khi hệ thống cung cấp nhiệt xả băng gặp trục trặc, băng sẽ ngưng tụ lại nhiều tới mức gây ảnh hưởng cho luồng khí bay lưu thông trong tủ lạnh. Trong trường hợp này, đôi khi khí lạnh vẫn đạt đủ mức để giữ lạnh cho ngăn đá, song chỉ sau một thời gian ngắn ngăn đá cũng không thể giữ lạnh nữa.

Hệ thống xả băng trên tủ lạnh bao gồm một đồng hồ bấm giờ (thường là đồng hồ cơ học), máy xả băng và một máy đo nhiệt độ để nhận biết thời điểm ngừng xả băng.

Đồng hồ bấm giờ sẽ có nhiệm vụ chuyển tủ lạnh từ chế độ làm lạnh sang chế độ xả băng. Sau một khoảng thời gian nhất định, đồng hồ này sẽ đưa tủ lạnh từ chế độ xả băng chuyển về chế độ làm lạnh. Khi bộ xả băng được bật, tất cả phần băng tích tụ sẽ tan chảy. Khi đạt đến nhiệt độ báo hiệu tất cả băng đã được làm tan, bộ xả băng sẽ được ngắt.

Vấn đề là ở chỗ đồng hồ xả băng hỏng khá thường xuyên. Nếu đồng hồ bị hỏng khi đang trong chế độ làm lạnh, băng sẽ tích tụ quá nhiều trên cuộn ống của dàn bay hơi khiến cho luồng khí lạnh bị cản trở. Dần dần, dòng khí làm mát sẽ bị ngưng hoàn toàn do chế độ xả băng không được kích hoạt sau khi đồng hồ hỏng. Nếu đồng hồ bị hỏng trong chế độ xả băng, tủ lạnh sẽ không chuyển sang chế độ làm mát nữa.

Phần tiếp xúc giữa đồng hồ và bộ xả băng hoặc thậm chí là chính bộ xả băng cũng có thể bị cháy, khiến cho mạch điện xả băng bị hở. Trong trường hợp này xảy ra, khi đồng hồ chuyển sang chế độ xả băng, bộ sưởi xả băng cũng sẽ không hoạt động. Khi đồng hồ trở lại chế độ làm lạnh, băng sẽ bị tích tụ nhiều hơn và dần dần dàn bay hơi sẽ bị kẹt hoàn toàn.

Máy điều nhiệt (thermostat) chuyên làm nhiệm vụ dừng xả băng cũng sẽ mở mạch điện của bộ xả băng khi nhiệt độ trong tủ lạnh đã đạt đến một mức nhất định, được cài đặt từ trước. Ở thời điểm này, nhiệt độ trong máy đã đủ cao để cuộn ống dàn lạnh được rã băng hoàn toàn. Nếu như thermostat bị hỏng và giữ cho mạch hở liên tục, bộ xả băng sẽ không bao giờ được bật.

Đôi khi, đồng hồ bấm giờ của bộ xả băng có thể gặp trục trặc và bật cả dàn lạnh lẫn bộ xả băng. Điều này sẽ khiến tủ lạnh và ngăn đá không được làm lạnh đúng mức, rõ rệt nhất là ở các ngăn tủ dưới. Nhiệt độ của tủ đá có thể vẫn đạt mức bình thường trong trường hợp này. Cần phải lưu ý rằng khả năng này dù có thể xảy ra nhưng vẫn là rất thấp.


Dàn ngưng

Cục nóng của tủ lạnh được gọi là dàn ngưng. Đây là bộ phận xả khí nóng từ tủ lạnh vào không khí trong phòng. Phần lớn các mẫu tủ lạnh mới đều có quạt gần máy nén để thổi không khí bay qua dàn ngưng. Thiết kế này không phải là để làm mát máy nén, mà là để giúp không khí bay qua dàn ngưng một cách hiệu quả.

Vấn đề là ở chỗ quạt dàn ngưng và/hoặc cánh quạt có thể gặp nhiều vấn đề, ví dụ như có dị vật hoặc kẹt do bụi. Bạn cần kiểm tra xem quạt dàn ngưng có hoạt động ở tốc độ tối đa khi máy nén đang hoạt động hay không.

Dàn ngưng cũng sẽ bị đóng bụi đến mức không tản được nhiệt ra ngoài. Bạn phải làm sạch dàn ngưng một cách kỹ càng, nhiều lần trong một năm nhằm giúp tránh các vấn đề tản nhiệt và giúp cho tủ lạnh hoạt động thực sự hiệu quả. Hãy mua các loại chổi bụi chuyên biệt để làm điều này.

Ngoài ra, vấn đề đối với dàn ngưng cũng có thể khiến các thanh viền cửa tủ trở nên nóng/ấm bất thường. Các thanh này thường chứa các ống dẫn nhiệt được nối liền với dàn ngưng nhằm tản nhiệt hiệu quả hơn. Nếu như dàn ngưng gặp vấn đề tản nhiệt, nhiệt lượng sẽ bị chuyển tới các ống này nhiều hơn khiến cho nhiệt độ tăng bất thường.


Luồng khí lưu thông

Ở tất cả các tủ lạnh bị tình trạng không đông, ngăn đá có quạt để chuyển khí lạnh tới các bộ phận khác của tủ lạnh. Quạt này được gọi là “quạt bay hơi” và thường sẽ chạy nếu như máy nén hoạt động tốt.

Nếu như motor của quạt bay hơi không hoạt động, tủ lạnh sẽ gặp vấn đề về nhiệt độ. Các vấn đề bao gồm cuộn dây trên motor bị hở, bộ trục bị kẹt, cánh quạt bị kẹt do băng tích tụ lại quá nhiều hoặc motor chạy chậm do trục bị bào mòn (gây ra các tiếng động lạ). Trong trường hợp motor của quạt bay hơi bị hỏng, khí lạnh không chỉ lưu thông không tốt mà còn có thể khiến quạt bay hơi bị tích tụ rất nhiều băng.

Một vài mẫu tủ lạnh mới thường cung cấp điện cho quạt bay hơi thông qua bộ xả băng và công tắc tự động ngắt của bộ xả băng. Nếu một trong 2 bộ phận này bị hỏng, quạt bay hơi cũng sẽ gặp vấn đề.

Ngoài ra, một số mẫu tủ lạnh khác cũng sẽ sử dụng nhiều motor điện một chiều được quản lý bởi các bộ phận điện tử.

Vấn đề ống thoát nước

Phần nước ngưng tụ khi dàn bay hơi được xả băng sẽ được đưa xuống khay giữ nước ở phía dưới tủ lạnh. Ống dẫn nước ngưng tụ có thể bị tắc bởi cặn thức ăn hoặc đá, khiến cho nước bị tắc lại và đóng đá trong các ống này. Trong trường hợp này, luồng khí từ ngăn đá xuống ngăn dưới sẽ bị cản trở khiến cho ngăn dưới tủ lạnh bị nóng lên như cách sử dụng máy lạnh.

Lưu ý rằng đây là một vấn đề khá phức tạp và bạn sẽ cần nhờ tới sự trợ giúp của thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Một số vấn đề khác

Đệm tiếp xúc của cửa tủ không tốt sẽ khiến không khí nóng ẩm từ bên ngoài tràn vào nhiều hơn. Dàn bay hơi sẽ bị đóng băng dù cho hệ thống xả băng vẫn hoạt động bình thường và hiệu quả. Trong trường hợp này, hơi nước sẽ ngưng tụ tại nhiều phần bên trong ngăn dưới tủ lạnh, ví dụ như tấm nền phía trên hoặc bên trong cánh tủ.

Đèn tủ có thể vẫn bật sau khi đã đóng cửa. Bạn có thể tự nhấn nút bật/tắt đèn tủ lạnh để kiểm tra xem mạch điện của đèn có vấn đề hay không.

Bạn cũng không nên để quá nhiều thức ăn trong tủ khiến cho không khí không thể lưu thông một cách bình thường. Tránh các ống thoát khí trên các bề mặt bên trong cửa tủ.

Dàn lạnh phủ tuyết không đều

Bạn cần kiểm tra dàn lạnh và nhìn vào bề mặt tuyết ngưng tụ trên dàn lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động bình thường, tuyết sẽ phủ toàn bộ dàn lạnh và thậm chí còn được sắp xếp khá đều đặn.

Nếu dàn lạnh chỉ bị tuyết bao phủ một phần (nhìn hình phía trên) hoặc chỉ có các hột tuyết nhỏ nằm trên một phần dàn lạnh, bạn sẽ cần tới sự trợ giúp của kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Lưu ý rằng trong trường hợp cụ thể này, bạn không nên tự tìm cách sửa một mình.

Sử dụng tủ lạnh đúng cách

Đó là nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Y Hà Nội khi khảo sát, thống kê thông qua phỏng vấn hàng trăm người bệnh không bị ung thư và người bệnh ung thư. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bị bệnh ung thư dạ dày cao hơn nếu gia đình đó không sử dụng tủ lạnh.

Tủ lạnh ngăn chặn chất gây ung thư

Khảo sát 330 người không sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn thì có đến 185 bệnh nhân bị ung thư dạ dày, 145 người không mắc bệnh ung thư. Còn đối với người có sử dụng tủ lạnh, tổng số đối tượng được khảo sát là 282 người, số người bị bệnh ung thư dạ dày là 121 và 161 người không bị bệnh ung thư.

Khảo sát đối với bệnh ung thư đại trực tràng trên 268 người không sử dụng tủ lạnh thì 145 người mắc bệnh và 123 người không mắc bệnh. Trong số 220 người sử dụng tủ lạnh trong gia đình có 99 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng và 121 người không mắc bệnh ung thư.

Ở phương diện sử dụng thức ăn gia đình, tủ lạnh giúp bảo quản thức ăn, chống nấm mốc và ngăn chặn hình thành chất Aflatoxin làm ô nhiễm thực phẩm và các món ăn. Ví dụ, các loại hạt như lạc nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ hạn chế bị nấm mốc. Các loại hạt này khi bị mốc sẽ sản sinh ra chất Aflatoxin gây ung thư. Biểu hiện của lạc bị mốc là nhân lạc ăn bị chát, đắng.

Sử dụng tủ lạnh đúng cách để ngăn ngừa ung thư 1

Sử dụng tủ lạnh đúng cách 

Theo các chuyên gia về tủ lạnh, việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp thực phẩm tươi giữ được vị thơm ngon, hạn chế giảm chất dinh dưỡng và ngăn ngừa sự biến đổi các chất có hại cho sức khoẻ. 

Tuy nhiên, đây mới là một “vế chính” của việc sử dụng tủ lạnh trong bảo quản thức ăn. Bởi không phải cứ để thức ăn vào tủ lạnh là có thể đáp ứng được các yếu tố trên. 

Nhiều gia đình cho thức ăn vào tủ lạnh một cách bừa bãi và để lâu dẫn đến thực phẩm vẫn bị nấm mốc, hư hỏng. Vì thế, cần tùy thuộc loại thức ăn, thời gian bảo quản mới mong hạn chế được sự thay đổi, phát triển của các chất độc hại.

Các ngăn dưới đều được phân ra đựng đồ ăn chín và đồ ăn sống, đựng hoa quả… Ngăn trên nên dùng để bảo quản đồ ăn sống, giúp thức ăn được tươi ngon. Tất cả đồ ăn, hoa quả đều phải cho vào khay, hộp, túi bóng đựng và đậy kín tránh bay mùi, nước nhỏ ra khắp tủ lạnh.

Đối với thực phẩm để trong tủ lạnh nên dùng sớm, tránh để lưu cữu lâu ngày. Theo các nghiên cứu, tủ lạnh gia đình có nhiệt độ khoảng -12 đC trở lên sẽ bảo quản thực phẩm được khoảng vài tuần đến 2 tháng. Tốt nhất, các sản phẩm tươi nên ăn trong ngày, lâu nhất là 2 ngày. Thực phẩm khô chỉ nên bảo quản khoảng 1 tháng trở lại.

Cách sử dụng và bảo quản tủ lạnh Sử dụng tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp bảo quản tốt đồ ăn thức uống mà còn làm tăng tuổi thọ của máy và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Sau đây là các lưu ý khi sử dụng tủ lạnh: 

Vị trí lắp đặt tủ lạnh

Tủ lạnh thường được đặt ở phòng ăn vì bình quân số lần mở cửa tủ phục vụ cho việc lấy thực phẩm tươi như thực phẩm đông lạnh là nhiều nhất.

Vì tủ lạnh cần tỏa nhiệt nên phải chọn vị trí thoáng mát để đặt tủ, nhằm làm mát tốt nhất, mỗi bề phải cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo không khí đối lưu tự nhiên tốt.

Nên đặt tủ ở nơi cao ráo, trên chân giá bằng nhựa là tốt nhất. Quanh tủ không nên đặt các chướng ngại vật cản trở không khí đối lưu.

Đối với loại tủ lạnh dùng quạt gió (dàn lạnh gián tiếp) khoảng cách đặt tử với tường nhà có thể nhỏ hơn do hệ thống dàn nóng được đặt ngay trong thân tủ.

Cách Bảo Quản Tủ Lạnh

Sau hai tuần sử dụng, bạn cần phải cho tủ lạnh nghỉ ngơi đôi chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF) thời gian nghỉ có thể là 15-30 phút… sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.

Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ theo tuần tự:

Ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra.

Đưa các thực phẩm ,khay ,giá đỡ ra khỏi tủ lạnh.

Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan).

Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch, khăn bông sạch ,một miếng xốp (bọt biển) để cọ ướt, lau khô.

Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tủ lạnh. Ta cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.

Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại. Đáy tủ, các đệm cửa, vỏ cửa tủ lạnh nên sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước…để cọ rửa). 

Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm… làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ). Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.

Kiểm tra nguồn điện:

Không nên sử dụng chung một ổ điện cho nhiều thiết bị, có thể gây quá tải và hỏa hoạn. Ổ cắm nên đặt cao tối thiểu 2m so với nền. Ổ cắm phải là loại an toàn, có cầu chì bảo vệ.

Không mở của tủ nhiều lần và thời gian mở tủ lâu quá mức cần thiết.

Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ.

Không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Không che kín các giá để thực phẩm trong tủ.

Bí quyết kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh:

Tay bạn phải thật sạch (không dính dầu mỡ) khi dùng tủ lạnh.

Đặt tủ nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phia sau.

Đặt cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu không làm mát dàn.

Không dùng giấy vải, phủ kín dàn ngưng dàn nóng.

Các chất lỏng bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để chống bay hơi làm tăng nhanh lớp tuyết tan bám trên giàn lạnh.

Không để trong tủ các chất axit -bazo gay ăn mòn tủ (đặc biệt các chất chay nổ tủ lạnh làm bằng nhôm dẫn đến mất ga).

Khi mở của tủ không để luồng gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.

Tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh:

Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-80C).

Thông thường nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới –10C, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 30C, Với hoa quả và rau xanh là 50C.

Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm.

Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn xuống.

Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Vì những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh hiện nay trên thị trường bán rất nhiều , nó nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ nhưng do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra gây nên tốn điện. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Tủ lạnh hiện nay thường bố trí hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C, âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C. 

Ngăn lạnh có nhiệt độ từ 0 – 10 độ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 – 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 – 10 độ C là phù hợp. Còn về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.

Theo 1 số chuyên gia về sức khỏe, những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1 – 2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ, không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. 

Vì thế không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh phải bọc thực phẩm lại bằng nilông hoặc hộp kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

Lưu ý là phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ “mát” như sữa chua, bánh ngọt.

Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm nhất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.

Hoa quả và rau xanh nên để bao lâu?

Táo có thể để trong tủ lạnh 1 – 2 tuần, cam quýt có thể được 1 tuần, cà chua để được khoảng 1-2 ngày. Chuối, dưa chuột thì không nên để trong tủ lạnh thời gian dài. Vì những loại hoa quả này phải để ở những nơi nhiệt độ cao. Chuối cần phải để ở nơi nhiệt độ từ 11-13 độ C, dưa chuột để ở nơi từ 10 – 13 độ C. Trong khi đó, ngăn để rau và hoa quả trong tủ lạnh nhiệt độ thường là khoảng 8 độ C. Do nhiệt độ trong tủ lạnh quá thấp, nên những rau xanh và hoa quả này dễ bị hỏng.

Nhiệt độ của ngăn để thức ăn và rau hoa quả trong tủ lạnh không phải chỗ nào cũng giống nhau, thường thì nhiệt độ ngăn trên cao hơn ngăn dưới, nhiệt độ ở chỗ gần cửa là cao nhất, nhiệt độ chỗ sát đằng sau là thấp nhất. Vì vậy, khi để thức ăn vào tủ lạnh phải chú ý. 

Chẳng hạn như những thứ để 1-2 ngày là lấy ra ăn, hay những thứ không dễ hỏng như sa lát, nước hoa quả, trứng gà, trứng mặn… có thể để ở cửa. 

Những thức ăn dễ thiu như cơm và những thức ăn thừa hay những thức ăn làm bằng đậu nên để ở sát đằng sau của ngăn trên. Rau xanh và hoa quả có thể để ở ngăn dưới hoặc ngăn chuyên để rau và hoa quả, nhưng không nên để sát vào trong.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị điện, chuyên kỹ thuật điện, thiết bị điện công nghiệp, kỹ thuật điện quận 7, kỹ thuật điện tphcm, kỹ thuật điện việt, bộ hẹn giờ, thiết bị tự động công nghiệp, van điều khiển tuyến tính, đồng hồ nhiệt honeywell, shihlin, carlo gavazzi việt nam, can nhiệt pt100, k, relay kiếng, jack cắm, cảm biến siêu âm, bộ chuyển đổi tín hiệu, dây bù nhiệt,...

Website : https://kythuatdienviet.com/

Đăng nhận xét