Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
Thiết kế website chuyên nghiệp, Thiết kế web cho doanh nghiệp chuẩn UX/UI. Thiết kế web code tay chuẩn SEO theo yêu cầu. Dịch vụ Domain/ Hosting tốc độ cao, Sài Gòn List
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ
Bài đăng

Các bước để thi công sơn epoxy tự san phẳng

Sơn epoxy tự phẳng trong tiếng anh là Epoxy Self Leveling là loại sơn epoxy gồm: 2 thành phần, gồm thành phần sơn và thành phần đóng rắn, không sử dụng dung môi dễ bay hơi, hoạt động theo nguyên tắc tự cân bằng bề mặt, nếu thi công lớp sơn epoxy dày từ 3mm trở lên thì nó sẽ che lấp các khiếm khuyết của sàn bê tông, khi đổ lớp sơn epoxy xuống bề mặt sàn thì lớp sơn này sẽ tự chảy đều ra tạo nên môt lớp màng sơn bóng láng, có tính thẩm mỹ cao



Ưu điểm của sản phẩm sơn sàn epoxy tự san phẳng:
Khả năng tự san lấp bề mặt cao…
Không thấm nước, dầu mở và không cho chất lỏng đi qua…
Khả năng chịu tải trọng, chống mài mòn cao…
Khả năng chống trơn trượt tốt…
Kháng được hóa chất, dầu mở, axit loảng…
Đối với một số hãng sơn có thương hiệu trên thị trường như Sika, Jotun, KCC, Chokwang thì sơn nền epoxy tự san phẳng còn đáp ứng được các yêu cầu về GMP, WHO, GPS, GPL…

Quy trình thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng 

– Việc thi công sơn nền bê tông nhà xưởng phức tạp và khác hoàn toàn so với thi công sơn nước cho tường thông thường, lời khuyên tốt nhất dành cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư đang có dự định sử dụng dòng sản phẩm sơn epoxy cho nền bê tông nhà xưởng của mình là tìm hiểu các kiến thức cơ bản nhất về epoxy, đặc biệt cần nắm rõ các bước trong quy trình thi công sơn epoxy.
+ Bước 1: Mài sàn.


– Dùng máy mài sàn công nghiệp được gắn cùng máy hút bụi mài toàn bộ bề mặt sàn. Công đoạn này nhằm tạo nhám cho bề mặt sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp sơn epoxy phía trên đồng thời loại bỏ các vết bẩn, dầu mỡ và các dị vật trên sàn.
+ Bước 2: Xử lý bề mặt sàn.
– Dùng matic epoxy 2 thành phần chuyên dụng bả vá, trám trét xử lý toàn bộ các vị trí khuyết tật trên bề mặt sàn. Tại các vị trí khuyết tật lồi dùng máy mài, mài phẳng toàn bộ các vị trí này mới tiến hành bả vá. Nếu bề mặt sàn có các vết nứt yêu cầu phải dùng máy mài, mài mở rộng vết nứt rồi tiến hành bả sửa. Mục đích công đoạn này là loại bỏ khuyết tật trên sàn trước khi chuyển sang
Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót.


– Trước khi thi công sơn lót cần hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn, trộn đều hai thành phần A và B bằng máy khuấy trộn, tiến hành lăn bằng roller hoặc phun đều lên bề mặt sàn. Sơn lót giúp tăng cứng bề mặt và tạo một lớp sơn liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn .
+ Bước 4: Thi công lớp phủ


– Trộn đều 2 thành phần của sơn epoxy tự phẳng bằng máy khuấy trộn, đổ sơn ra sàn dùng cào gạt và cán đều sơn ra sàn theo tỷ lệ. Dùng lô gai lăn phá bọt khí còn trên bề mặt sơn. Công đoạn này rất quan trọng quyết định chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình yêu cầu cẩn thận, tỉ mỉ, trộn thật đều 2 thành phần của sơn, lăn phá bọt kỹ lưỡng không được bỏ sót.
– Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Sau thời gian 24 tiếng người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn, tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình.